Chuyển đến nội dung chính

Cách chăm sóc hoa giấy ra nhiều hoa

Cách chăm sóc hoa giấy ra nhiều hoa khi bạn tự tay chăm sóc cây hoa giấy cho ra nhiều hoa hơn các loài hoa khác trong chính khu vườn của nhà bạn yêu thích

Cây hoa giấy là một loài cây được biết nhiều đến với vẻ đẹp từ các bông hoa giấy với nhiều màu sắc đẹp nhất, cây hoa giấy có tên khoa học : Bougainvillea là một chi thực vật có hoa lại dây leo có gai và co từ 1-12m , hoa thường có màu trắng, nhưng mỗi cụm 3 hoa được bao quanh bằng 3 hay 6 lá bắc với màu rực rỡ Chăm sóc cây hoa giấy cho ra hoa quanh năm.


Hoa giấy có tên khác: Mai tam giác, cây bông giấy
Màu sắc: đỏ, cam, vàng, trắng…
Cây hoa giấy là loại cây thuộc họ cây báo xuân.
Đường kính hoa: 3 – 6cm
Chiều cao thân: trên 500cm
Nguồn gốc cây hoa giấy: Miền Trung Nam Mỹ.
Sau đây mình sẽ chia sẽ những bí quyết về chăm sóc hoa giấy mà nhà mình đã trồng trước đó.
Cây hoa giấy là cây thân bụi thuộc họ cây leo thân vươn dài, chịu được đất khô cằn , chịu được nóng tốt và không ưu lạnh.
Cây hoa giấy nếu như bạn trồng ở đất có nhiều chất dinh dưỡng thì cây phát triển khá nhanh và xanh tốt, và cây lại lâu có hoa hơn vì cành cây hoa giấy khi già mới có hoa và với cây hoa giấy khi mà trồng ở các vùng đất tốt thì cây lại lâu ra hoa hơn.
Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu trồng cho leo trùm nóc cổng hay dàn hiên thì nên trồng vào bồn xây, lúc đầu cho cây tốt. khi gần kín thì làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Cây hoa giấy còn có thể trồng vào chậu và tạo dáng, tạo thế được.
Và thời vụ để giâm cành hoa giấy tốt nhất là đầu mùa thu, thời tiết mát và ít mưa và hai tháng đầu xuân là gười tiết giúp cây phát triển nhanh nhất. bạn có thể giâm cành hoa trực tiếp hoặc là trong chậu cảnh và dù có giâm cành ở chỗ nào thì cũng phải yêu cầu đấy có độ thoát nước tốt để giúp cho bộ dể mới của cây không bị ngập nước và thối dể
Chuẩn bị đất trồng cây hoa giấy
Đất giâm đảm bảo đủ các thành phần theo tỷ lệ: 3 phần đất màu, 1 phần cát, 1 phần trấu và phân chuồng hoai mục, tất cả trộn đều, đảm bảo lớp đất tổng hợp này dày 20 – 30 cm. Cành giâm, chọn cành bánh tẻ (cành đã ra được 1- 2 năm), những cành này trong thân nhiều chất dinh dưỡng, sức sống khỏe, chóng ra rễ, mầm nảy ra mập, phát triển nhanh, tỷ lệ nảy mầm và sống cao hơn cành già.

Mỗi đoạn giâm bạn nên cắt dài từ 20-2 cm để đảo bào có ít nhất từ 2-5 mắt trở lên và đầu phía gốc bạn cắt hình vát bằng và vết cắt không được bị dập hoặc là xước vỏ. Sau khi bạn cắt xong bạn có thể bôi vôi vào để chống nhiễm khuẩn, còn phần đầu ngọn thì bạn nên kín nilon để chống thoát nước. Khi giâm vào chậu đặt cành giâm chính giữa, nghiêng với góc 15 độ, sâu 10 cm. Giâm ngoài đất, cách đặt như trong chậu với khoảng cách cành nọ cách cành kia là 20cm
Sau khi giâm xong tưới nước đẫm cho chặt gốc, làm giàn che nắng, mưa bằng phên liếp hoặc lá đảm bảo thoáng mát. Hai ba ngày tưới nước nhẹ một lần giữ độ ẩm vừa phải cho cây là được, tưới nhiều nước, độ ẩm lớn làm cành giâm bị thối vỏ, không ra rễ được. Khi thấy cành nẩy mầm thì bỏ giàn che để cây có đủ ánh sáng phát triển. Với cách làm trên, chịu khó chăm sóc đúng kỹ thuật, chỉ sau 2 – 3 tuần cành giâm sẽ nẩy mầm và ra rễ, đảm bảo kết quả trên 95%, sau hơn một tháng có thể đem trồng luôn vào chậu.
chồi nẩy, ngừng chăm sóc, để cho bầu đất trong chậu khô lại. – Khi chồi mọc ra ở các cành, tán bắt đầu chùn lại. – Sau đó, tưới nước và có thể bón bổ sung NPK 10 – 10 – 30 để cây có hoa đẹp, lâu tàn. – Sau đợt hoa vừa rồi tàn, tiến hành cắt tỉa, tạo tán. – Bón phân NPK 20 – 20 – 20 kết hợp với phân chuồng hoai để cây hồi sức. – Bỏ khô vài ngày để cho lá héo rũ, rồi tưới nước trở lại (nhưng lượng nước tưới lúc này rất ít vì chủ yếu là giữ ẩm cho cây). – Sau đó, 1 đến 2 tuần cây sẽ nẩy chồi và tiếp tục lại ra hoa
sau thời gian trồng và thời điểm cây hoa giấy cho nhiều hoa nhất là vào cuối tháng giêng âm lịch, sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn tôi tiến hành cắt tỉa, sửa lại tán cành cho đẹp rồi trồng lại bằng đất, phân mới. Chăm sóc cho cây sống ổn định rồi vặt bỏ toàn bộ lá cũ. Khi chồi mới bắt đầu nảy, dừng chăm sóc, để cho bầu đất khô, chồi ở tất cả các tán cành mọc ra bị chùn lại, tức nảy hoa đồng loạt. Khi hoa đã nở đều trên tất cả các tán cành, tôi tiến hành tưới nước thường xuyên cho hoa tươi lâu, giữ mầu bền đẹp.
Khi đợt hoa thứ nhất tàn lại tiếp tục cắt tỉa, tạo tán lại cho cây và chăm sóc bằng cách tưới nước phân NPK pha loãng bồi dưỡng cho cây hồi sức rồi bỏ khô không tưới nước vài ngày cho lá héo rũ, sau đó lại tiếp tục tưới nước, nhưng chỉ tưới ít một, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sống. Làm như vậy chỉ sau 1 – 2 tuần cây lại tiếp tục vừa nảy lộc vừa ra hoa. Tiếp tục tưới nước thường xuyên cho cây để giữ cho hoa luôn có sắc mầu tươi đẹp, lâu tàn.
Vào cuối tháng giêng sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn ,dùng kéo cắt tỉa ,sửa lại cành nhánh ,rồi đánh ra khỏi chậu ,rũ 2/3 đất ,cắt bỏ những rễ già khô ,cho đất mới vào trộn với phân chuồng và NPK với tỷ lệ : 10phần đất – 3 phần phân chuồng – 1 phần NPK. Sau khi trồng xong, tưới đẫm nước, chăm sóc cây ổn định, sang tháng ba cây ra hoa rực rỡ.
Phòng trừ sâu bệnh
Hoa giấy sinh trưởng tốt lên người chơi cây không cần lo lắng trong việc phòng trừ những sâu bệnh.  Người trồng chỉ cần chọn cây không sâu bệnh làm giống và trước khi trồng phải vệ sinh chậu thật sạch là có thể yên tâm. Đối với những cây thời vụ, người chăm bón có thể  xử lý hạt giống bằng vôi, thuốc diệt trừ mầm mống bệnh và trứng sâu như vậy hoa sẽ tăng cường được sức đề kháng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Học Nấu Chè Kinh Doanh - Dạy Nấu Chè Cao Cấp

Cách nấu chè gừng cực kì ngon và hấp dẫn, với những tác dụng tuyệt vời của nó trong mùa Đông. Và bài này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn một công thức bí quyết cách nấu chè sắn gừng cực ngon ngây ngất trong những ngày giá lạnh. Xem thêm: Dạy học nấu chè Vào mùa đông người ta thường ít nhắc tới cũng như ít bắt gặp các món chè ngoài đường phố, nhưng không phải là vào mùa đông chúng ta không có món chè đâu nhé, mỗi mùa mỗi thức. Nếu vào mùa hè chè được ưa chuộng với tác dụng giải nhiệt thì chỉ cần biến tấu một chút thôi sẽ có món chè giúp giữ nhiệt trong ngày lạnh. Hôm nay tại gian bếp nhỏ mình sẽ giới thiệu đến tất cả các bạn cách làm món sắn gừng rất tốt cho cơ thể vào mùa đông này nhé! NGUYÊN LIỆU NẤU Cách nấu chè sắn gừng khá dễ, với nguyên liệu đơn giản và có sẵn ngoài chợ sau khi mua về là bạn đã có thể bắt tay nấu ngay món chè sắn nóng cho gia đình trong những ngày đông se lạnh này rồi Sắn tươi : 2 củ khoảng 500-600gram Gừng nhỏ: 1 nhánh Đường : 200gam Bột sắn dâ...

Phát triển trà hoa vàng - cây dược liệu quý

Trong những ngày đầu năm 2016 này, chúng tôi trở lại vùng cao Ba Chẽ (Quảng Ninh), đâu đâu cũng thấy bàn tán của người dân về Lễ hội trà hoa vàng - một loại cây dược liệu quý hiếm. Giờ đây, trong bạt ngàn núi rừng của vùng đất Ba Chẽ, cây trà hoa vàng và nhiều loại thảo dược quý đặc trưng của vùng, đang được hình thành trên vùng đất khó, từng bước đem lại sự đổi thay cho người dân nơi đây. Đồi trà hoa vàng sắp cho thu hoạch của gia đình anh Nịnh Văn Trắng, xã Đạp Thanh. Trà hoa vàng vốn là loại cây mọc tự nhiên trong rừng ở Ba Chẽ đã từ rất lâu, nhưng phải đến gần đây, giá trị đích thực của cây trà hoa vàng mới được biết đến. Trong khoảng 3 năm trở lại đây, trà hoa vàng ở Ba Chẽ hiện đang là cây trồng cho thu nhập cao với mức giá 15 - 20 triệu đồng/kg khô; hoa tươi thu mua với giá 1,5 - 1,6 triệu đồng/kg. Đón chúng tôi trên tuyến tỉnh lộ 330, anh Nịnh Văn Trắng, ở xã Đạp Thanh, dẫn chúng tôi lên một bè tre vượt ngang sông Ba Chẽ, sau đó đi thăm các khu vực đồi đã được phủ kín...

Cây trà hoa vàng

Cây chè hoa vàng là một loại hoa truyền thống của Trung Quốc, đặc sản camellia và nó cũng là một cây cảnh nổi tiếng thế giới. Theo thống kê, tổng số là khoảng 220 loại. Tuy nhiên, hàng ngàn giống được lai tạo tự nhiên và nhân tạo. Nhưng trong quá khứ, mọi người không thấy bất kỳ loại màu vàng. Năm 1960, các nhà khoa học Trung Quốc đã khám phá ra lần đầu tiên một cây chè hoa vàng màu vàng ở Nam Ninh, Quảng Tây, và được đặt tên là Jinhuacha. Jinhuacha thuộc chi Camellia của Camellia,  với chị em của trà, Camellia, Nanshan, Camellia và Chamei. Cành của nó lỏng lẻo, màu xám, lá xanh sẫm, dày như da, hẹp và dài. Phần đầu của mũi là acuminate hoặc acute. Cạnh của lá được reeled nhẹ nhàng vào phía sau, với răng cưa, cứng. Trà vàng, rực rỡ bắt mắt, như thể được phủ một lớp sáp, tinh thể và dầu, có vẻ mờ. Trà vàng khi nở, nó có hình dáng hình cái chén, hình cái chậu hay bát, đẹp và thanh lịch. Quả Camellia sinensis là một quả chùm, chứa 6-8 hạt, lớp vỏ hạt có màu nâu sẫm, và chồi lá vàng ...