Cây hoa giấy là cây thân bụi song thân vươn dài, chịu được đất khô khan cằn cỗi, chịu nóng tốt, không ưa lạnh nên kỹ thuật trồng cây hoa giấy tương đối đơn giản.
Hoa giấy có tên khoa học là Bougainvillea là một chị thực vật có hoa và có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản. Đây là loại dây leo dạng có gai, mọc cao tới 1-12m. Hoa thật sự của cây khá nhỏ và thường có màu trắng, nhưng mỗi cụm 3 hoa được bao quanh bằng 3 hay 6 lá bắc với màu rực rỡ bao gồm các màu hồng, tím, tía, đỏ, cam, trắng hay vàng.
Còn trong phong thủy cây hoa giấy cây cho bóng mát đẹp, tán rộng hoa rực rỡ có ý nghĩa xua đuổi, ngăn chặn khí hung vào nhà. Mang lại may mắn cho gia chủ.
Hoa giấy có ý nghĩa xua đuổi, ngăn chặn khí hung và mang may mắn cho gia chủ. Ảnh minh họa
Cách trồng và chăm sóc cây hoa giấy
Kỹ thuật trồng cây hoa giấy có thể theo cách giâm cành. Thời điểm thích hợp trồng cây nhất là tháng 4, tháng 9. Đất trồng gồm đất Akadama hạt vừa và đất mùn. Người trồng nên đặt cây ở nơi có đủ ánh nắng và điều kiện thoát nước tốt.
Vì là cây có tốc độ phát triển rất nhanh vì thế sau 1 năm người trồng cây nên chuyển cây sang trồng ở chậu khác lớn hơn và giữ nguyên chất lượng đất trồng như trên. Rễ cây rất dễ bị tổn thương nên cần được xử lý cẩn thận.
Khi cắm hay trồng hoa trong đất, hoa giấy thường vươn rất cao và lá xanh tốt, sau khi thân cành già mới cho hoa ở ngọn cành. Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu người trồng muốn cho cây leo trùm nóc cổng hay dàn hiên thì nên trồng vào bồn xây. Lúc đầu, cây nên được chăm tốt, khi cây mọc gần kín giàn cần làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Cây hoa giấy có thể trồng vào chậu và tạo dáng, tạo thế được.
Chăm sóc cây hoa giấy
Nếu trồng cây hoa giấy vào chậu, sau mỗi đợt hoa, người chăm cây cần tưới thêm nước phân thúc vào gốc cây hoa giấy. Sau một vài năm trồng, khi thức ăn trong đất đã cạn, cây cần phải được lấy ra, rũ đất, cắt hết rễ rồi trồng lại. Nếu cây tốt, lá to, xanh đậm, người trồng nên hái bớt lá từ ½ -2/3 để kích thích cho cây ra hoa.
Kỹ thuật trồng cây hoa giấy có thể vào chậu, trồng đất làm giàn. Ảnh minh họa
Tỉa cành cây hoa giấy sau khi tàn
Vào cuối tháng giêng sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn, dùng kéo cắt tỉa ,sửa lại cành nhánh ,rồi đánh ra khỏi chậu, rũ 2/3 đất, cắt bỏ những rễ già khô, cho đất mới vào trộn với phân chuồng và NPK với tỷ lệ : 10 phần đất – 3 phần phân chuồng – 1 phần NPK. Sau khi trồng xong, tưới đẫm nước, chăm sóc cây ổn định, sang tháng ba cây ra hoa rực rỡ.
Cách làm để hoa giấy ra nhiều màu
Muốn có cây làm gốc ghép các bạn sưu tầm một cây bông giấy có gốc tương đối lớn một chút. Nếu gốc cây ấy lại có vẻ xù xì, dáng cổ thụ lại càng quý. Sau khi có cây làm gốc ghép, các bạn dùng cưa cắt bỏ phần ngọn của cây này, chỉ để lại phần gốc dài khoảng trên dưới 1 m.
Sau đó trồng vào một chậu lớn, bón thêm phân, tưới giữ ẩm khoảng một tháng sau phần gốc này sẽ mọc ra nhiều tược mới xung quanh, tỉa bỏ bớt chỉ để lại một số tược ở vị trí thích hợp. Khoảng 1-2 tháng sau khi tược mới lớn cỡ điếu thuốc lá là có thể ghép được.
Khi những tược mới trên cây làm gốc ghép đạt được tiêu chuẩn ghép thì các bạn sưu tầm những cây bông giấy có màu hoa, màu lá đẹp mà mình ưa thích để làm giống ghép lên gốc ghép đã được chuẩn bị.
Tại vị trí cách gốc của "gốc ghép" 3-4 cm, dùng lưỡi dao lam cắt vạt xéo một nhát từ trên xuống dưới (vào sâu 1/3 độ lớn của "gốc ghép"), vết cắt này dài khoảng 2 cm (tạo thành một "miệng ghép"). Tiếp theo dùng lưỡi lam cắt vạt xéo hai nhát ở hai phía đối diện ở phần gốc của "cành ghép" tạo thành hình nêm (vết cắt dài khoảng 2 cm).
Luồn phần hình nêm của "cành ghép" vào "miệng ghép" trên "gốc ghép" rồi dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt, cuối cùng dùng bao nilon bao cành ghép và chỗ ghép để chỗ ghép không bị nước xâm nhập và cành ghép không bị khô mất nước. Che nắng hoặc đưa cây ghép vào chỗ mát. Sau ghép 10-15 ngày khi cành ghép lẩy tược mới thì tháo bỏ bao nilông và dây nilông quấn ở chỗ ghép. Sau ghép vài tháng là cây ra hoa.
Nhận xét
Đăng nhận xét